Tin tức
KỲ VỌNG VỀ MỘT THẾ HỆ HOÀN THIỆN CỦA TƯƠNG LAI
- 19/03/2022
- Posted by: Huy Quốc
- Category: Bài viết mới Cảm nhận của phụ huynh Giới thiệu

Phụ huynh: Nguyễn Lương Hữu Tân.
Từ: một “người đã già mặc dù chưa già”
Thân chào các thầy cô của Trung tâm! Tôi là một nhà giáo ở cái tuổi trung niên, có thể được xem là cũng có kinh nghiệm trong công tác giáo dục, vậy mà, khi đọc được bài viết trên báo Tuổi Trẻ về những khoá học Trung tâm, tôi bất chợt cảm thấy mình như một con cá nhỏ vừa thoáng nhìn thấy biển lớn bao la.
Phải thú thật, tôi có một đứa con năm nay vừa vào cấp 3, mặc dù hết sức cố gắng, nghiên cứu sách báo, xem lại những bài học tâm lý ngày xưa của mình, trò chuyện cùng đồng nghiệp… nhưng tôi và vợ tôi vẫn không cách nào hiểu được những suy nghĩ của lớp trẻ bây giờ. Mặc dù ngay từ khi có con, tôi đã chú ý theo sát nó từng ngày, quyết không để xuất hiện khoảng cách
thế hệ, nhưng khi con càng lớn, sự thay đổi của nó càng nhanh hơn, và tới bây giờ, tôi có cảm giác, khoảng cách với con là không thể vượt qua nổi. Một “nhà giáo dục” đã phải đầu hàng trong việc thấu hiểu và giáo dục chính đứa con thân cận nhất với mình.
Nhìn lại chương trình của Trung Tâm, tôi mới thấy giật mình: mình chưa bao giờ ôm con, mình chưa bao giờ nói chuyện với con theo cái cách mà mình vẫn làm với mọi người khác, mình chưa bao giờ chỉ cho con cách uống nước như thế nào, thậm chí, mình cũng không để ý kỹ xem con mình có thói quen tốt – xấu gì không… và hình như, tôi đang dần tìm ra giải pháp cho
vấn đề của mình.
Vào website của Trung Tâm, tôi càng bất ngờ hơn khi nhìn thấy những nội dung về kỹ năng dạy con: từ thấu cảm, nhập vai ở vai trò những người lớn tuổi (những người già) hay cả những đối thoại các thành viên trong gia đình.
Phải chăng, thế hệ trẻ ngày nay sống quá đầy đủ, được bảo bọc quá kỹ càng, và những phụ huynh như chúng ta luôn cố gắng “che đi” những khó khăn, gánh nặng trong cuộc sống của mình trước chúng, nên chúng không thể nào hiểu được những điều ấy. Bên cạnh đó, cách chúng ta đối xử với chính bố mẹ già của mình, cũng là những “tấm gương” cho con trẻ.
Đúng là, muốn san bằng “khoảng cách thế hệ” cần phải có tính 2 chiều, những người lớn phải chủ động sẻ chia hơn, và những đứa trẻ cũng cần phải biết hàng ngày, bố mẹ chúng phải đối mặt với những gì, ông bà chúng phải sống như thế nào… để đảm bảo cho chúng một tuổi thơ đầy đủ và hạnh phúc.
Tôi sẽ đưa con tôi tham gia các khoá học sắp tới của Trung Tâm, mong cho nó có thể chia sẻ hơn với bố mẹ sau khi trải qua những trải nghiệm mà Trung tâm tạo ra, và thực ra, chúng tôi – những bậc làm cha làm mẹ – cũng chỉ cần sự chia sẻ chân thành đó của con cái, để có thêm động lực sống đẹp, sống đúng và “san bằng khoảng cách thế hệ” với con mình.
Tôi đang nghĩ đến một viễn cảnh, khi mà những khóa học của Trung Tâm diễn ra ở khắp mọi nơi, khắp Việt Nam, ngay cả những vùng sâu xa nhất; khi mà những nội dung đó trở thành một phần của chương trình giáo dục chính quy, thì sẽ có hàng triệu, hàng triệu thế hệ thanh thiếu niên sống có ích, làm những việc có ích; hàng triệu phụ huynh như chúng tôi sẽ bớt lo lắng về con mình, để có thể tập trung hơn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong xã hội.
Chỉ là một bức tâm thư ngắn, mong muốn của một phụ huynh – một “đồng nghiệp” trên con đường giáo dục của Trung Tâm, chúc quý Trung Tâm luôn có được sự ủng hộ mạnh mẽ của xã hội, và giúp giấc mơ của chúng tôi sớm trở thành hiện thực.
Hình minh hoạ: Bootcamp Kid Extreme – Huấn luyện thể lực
#songcogiatri #aty #daycon #lovefamily